Mô hình kinh tế tuần hoàn phát triển bền vững với tái chế bã cà phê

MÔ HÌNH KINH TẾ TUẦN HOÀN NÀY ĐƯỢC ỨNG DỤNG THEO MÔ THỨC “TRAO QUYỀN – CHIA SẺ – NHÂN BẢN”

Bước 1: Liên kết hợp tác các quán cà phê để thu gom bã cà phê, đây là bước cực kỳ quan trọng để chọn lựa nguồn bã cà phê ổn định về chất lượng cũng như số lượng

Bước 2: Tiến hành phân loại bã cà phê là dạng ướt, khô, kích thước bột, màu bột, tiếp theo sàng lọc loại bỏ các tạp chất có trong bã, mang đi phơi khô.

Bước 3: Sau khi phân loại bã cà phê theo yêu cầu của khách hàng, tiến hành phối trộn với nguyên liệu khác (ưu tiên nguyên liệu phối trộn có nguồn gốc từ tự nhiên như bột cây, dễ phân hủy).

Bước 4: Đối với viên nén thì cho nguyên liệu vào khuôn để nén thành phẩm, còn đối với nước thì cho vào chai đựng phù hợp.

Bước 5: Thành phẩm sẽ chuyển lại cho các quán cà phê liên kết để trưng bày, thương mại, quá trình vận chuyển kết hợp giao thành phẩm và thu gom bã cà phê lần kế tiếp, đây là quá trình tiết kiệm rất nhiều chi phí vận chuyển.

Vòng tuần hoàn này sẽ được tái tục liên tục cho vòng đời của cà phê – bã cà phê

Mô hình này thuộc sở hữu tác quyền của Ông Nguyễn Tấn Lộc đã được đăng ký tại Cục tác quyền, tác giả Việt Nam, mọi hình thức sao chép khi chưa được cho phép của tác giả là hành vi vi phạm bản quyền tác giả.

Tái chế bã cà phê giải quyết được vấn đề gì và lợi ích cho xã hội:

    • Một là, tạo nguồn thu nhập cho người lao động, giảm thiểu được tình trạng thất nghiệp
    • Hai là, giảm bớt tình trạng rác thải ra ngoài môi trường để góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ môi trường cũng như tiến đến thực hiện cam kết tại Hội nghị COP26 của nước ta và tránh việc lãng phí nguồn nguyên liệu quý giá này.
    • Ba là, việc tái chế, tái sinh, tái sử dụng tạo ra và xây dựng thói quen ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường không chỉ riêng là nguồn liệu bã cà phê mà còn rất nhiều chất thải khác đang vứt bỏ đi một cách bừa bãi, lãng phí.
    • Bốn là, tạo ra nguồn nguyên liệu mới, sản phẩm mới, tăng giá trị xã hội cũng như sản phẩm từ tái chế để từ đó hình thành phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh theo định hướng phát triển của nước ta cũng như trên thế giới.
    • Năm là, lợi ích từ việc tái chế sử dụng, tái sinh sản phẩm vô hình chung tạo ra một nền tảng phát triển công nghiệp cho các sản phẩm từ tái chế, tái sinh.
    • Sáu là, thay đổi quan điểm, tư duy của mọi người từ việc ấn định các chất thải ra là rác, là thứ bỏ đi thì nay với một quan điểm, góc nhìn, tư duy mới hơn về rác thải chính là nguồn tài nguyên, nguồn nguyên liệu quan trọng cần phải được tái sử dụng và chính nó sẽ tạo ra nhiều giá trị về kinh tế.
    • Và còn rất nhiều lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội cho nền kinh tế nước ta.